Dầu phanh ô tô là thành phần quan trọng giúp xe hoạt động trơn tru và an toàn. Tuy nhiên, dầu phanh không thể sử dụng mãi mà cần được thay thế định kỳ. Vậy bạn có biết bao lâu thì phải thay dầu phanh ô tô và cách kiểm tra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này!
Dầu phanh ô tô là gì?
Dầu phanh hay dầu thắng (tiếng Anh là Brake Fluid) đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực giúp hệ thống phanh ô tô hoạt động. Bên cạnh đó, dầu phanh còn có tác dụng bôi trơn, giảm lực ma sát, chống ăn mòn, giúp các bộ phận trong hệ thống phanh có thể làm việc trơ tru và bền bỉ.
Nó có khả năng truyền lực tốt, nhiệt độ sôi cao và không hấp thu nước, điều này làm cho nó trở thành một phần quan trọng trong hệ thống phanh của xe hơi.
Hiện nay, hầu hết các loại dầu phanh được sản xuất theo tiêu chuẩn DOT. Đây là tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải (Department of Transportation) và Hiệp hội kỹ sư ô tô (SAE-Society of Automotive Engineers) ban hành.
Tiêu chuẩn DOT được xác định dựa trên thông số nhiệt độ sôi thấp nhất và khả năng duy trì hiệu suất của dầu phanh. Dầu phanh ô tô DOT là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần bao gồm:
- Chất ức chế chống oxy hóa và ăn mòn.
- Modifier – Coupler kiểm soát độ phồng của các bộ phận cao su không được che chắn.
- Dung dịch hòa tan (Glycol) chiếm 50 – 80% hỗn hợp dầu phanh có nhiệm vụ quyết định độ nhớt và nhiệt độ sôi.
- Chất bôi trơn (Polypropylene hoặc Polythene) giúp các bộ phận hoạt động trơn tru.
Có 4 loại dầu phanh ô tô theo tiêu chuẩn DOT là: DOT 3, DOT 4, DOT 5 và DOT 5.1. Trong đó, DOT 3 và DOT 4 là hai loại thông dụng nhất.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân xe ô tô đề không nổ máy và cách xử lý
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với dầu nhờn động cơ đốt (SAE/DOT)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong QCVN trong thông tư ban hành 14:2018/BKHCN nhằm tạo cơ sở chung để đánh giá và quản lý chất lượng đối với các sản phẩm dầu nhờn dùng cho động cơ đốt trong bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2018.
Kể từ ngày 15/12/2018, sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu trên thị trường phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN. Dầu nhờn động cơ đốt trong được sản xuất, pha chế, nhập khẩu đã lưu thông trên thị trường trước ngày 15/12/2018 thì tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 15/6/2020.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối và bán lẻ dầu nhờn động cơ đốt trong tại Việt Nam.
Các cấp độ nhớt động học của các loại dầu nhờn động cơ đốt trong phải đáp ứng các tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất (phù hợp với cấp độ nhớt của SAE hoặc các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn quốc tế).
Các loại phụ gia sử dụng để pha chế dầu nhờn động cơ đốt trong phải đảm bảo phù hợp các quy định về an toàn, sức khỏe và môi trường và không được gây hỏng cho động cơ cũng như hệ thống tồn trữ, bảo quản, vận chuyển và phân phối sản phẩm.
Ngoài ra, dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường phải đảm bảo được việc ghi nhãn theo quy định hiện hành. Trường hợp dầu nhờn động cơ đốt trong được đóng gói sẵn, trên bao bì của dầu nhờn động cơ đốt trong phải ghi nhãn một cách rõ ràng, dễ đọc. Nhãn gắn trên bao bì phải bền và không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển.
Nội dung tối thiểu của nhãn phải bao gồm: Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng); Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Thể tích/ Khối lượng; Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng); Hướng dẫn sử dụng, bảo quản; Thông tin cảnh báo.
Dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu cũng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN và phải được gắn dấu hợp quy CR trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Bao lâu thì phải thay dầu phanh ô tô?
Cũng như các loại dầu động cơ, dầu hộp số… dầu phanh ô tô cũng bị hao hụt theo thời gian. Dầu phanh có đặc tính dễ hút ẩm. Theo nghiên cứu trung bình sau 1 năm vận hành, dầu phanh ô tô thường bị nhiễm 2% nước, mức này có thể tăng lên 8% sau 3 năm.
Dầu phanh khi bị nhiễm nước sẽ dễ sôi hơn, áp suất phanh giảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phanh. Đặc biệt dầu phanh nhiễm nước còn có thể gây gỉ sét các chi tiết trong hệ thống phanh.
Mặt khác, khi hệ thống phanh làm việc, nhiều chi tiết ma sát với nhau dễ sinh ra muội than, khiến dầu phanh bị bẩn.
Do đó sau một thời gian sử dụng, dầu phanh sẽ bị biến chất, phẩm cấp không còn như ban đầu. Sử dụng càng lâu thì tình trạng biến chất và hao hụt dầu càng nặng. Xe bị thiếu dầu phanh, dầu phanh biến chất là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều lỗi phanh ô tô thường gặp như phanh xe bị kêu, phanh bị nặng, bàn đạp phanh bị thấp, xe bị mất phanh,… Đây chính là lý do cần thay dầu phanh ô tô định kỳ.
Thời gian thay dầu phanh ô tô sẽ tuỳ vào đặc điểm của mỗi dòng. Với các dòng xe phổ thông bình dân như Honda, Toyota, Mazda, Hyundai, Kia… thời gian thay dầu phanh ô tô thường là sau mỗi 3 năm sử dụng bất kể số km.
Riêng với các dòng xe sang như Mercedes-Benz, Audi, BMW, Lexus… nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu phanh xe sau mỗi 2 năm sử dụng hoặc sau mỗi 30.000 – 40.000 km.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga và cách xử lý
Cách kiểm tra dầu phanh ô tô đơn giản
Dầu phanh là một trong những thành phần dễ kiểm tra nhất trên xe ô tô, và bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra tại nhà. Đa số các xe hiện nay đều có cảm biến báo mức dầu phanh, khi dầu xuống thấp, đèn báo trên bảng đồng hồ sẽ sáng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên chủ động kiểm tra định kỳ theo các bước sau:
- Mở nắp bình dầu phanh: Bình chứa dầu phanh thường nằm gần khoang động cơ. Khi mở nắp, bạn kiểm tra màu sắc và mức dầu.
- Quan sát màu dầu: Nếu dầu có màu trong sáng, chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn, bạn chỉ cần châm thêm dầu mới. Tuy nhiên, nếu dầu chuyển sang màu nâu đậm hoặc có cặn bẩn, hãy thay dầu ngay lập tức.
Tại sao cần thay dầu phanh định kỳ?
Hệ thống phanh đóng vai trò quyết định đến sự an toàn của bạn khi lái xe. Khi dầu phanh nhiễm nước hoặc bị bẩn, hiệu suất phanh sẽ giảm đi rõ rệt. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Phanh không ăn: Áp suất dầu giảm khi dầu phanh bị loãng do hấp thụ nước, làm cho lực phanh không đủ mạnh.
- Gỉ sét các chi tiết kim loại: Nước trong dầu phanh có thể gây gỉ sét, làm hỏng các bộ phận kim loại trong hệ thống phanh.
- Làm hỏng piston, xi-lanh phanh: Nếu dầu phanh bị nhiễm bẩn, cặn bẩn có thể làm hỏng các bộ phận như piston hay xi-lanh, dẫn đến chi phí sửa chữa cao.
Cách thay dầu phanh ô tô đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà
Nếu bạn tự thay dầu phanh, hãy lưu ý sử dụng đúng loại dầu phanh theo tiêu chuẩn DOT phù hợp với xe của mình. Đảm bảo hệ thống phanh không bị rò rỉ, không khí không xâm nhập vào xi-lanh khi xả dầu cũ và đổ dầu mới.
Dụng cụ hỗ trợ thay dầu phanh gồm: Bộ hút chân không, bộ dụng cụ sửa xe, kích ô tô, khăn lau, chai xịt vệ sinh phanh, mỡ bôi trơn bu lông, ốc.
Sau đây Cuuhohanoi.vn sẽ chia sẻ các bước thay dầu phanh ô tô chi tiết nhất:
- Bước 1: Tháo bánh xe, vệ sinh phanh ô tô bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Bước 2: Tìm vị trí đầu ống dẫn dầu, tháo các núm cao su bọc bên ngoài ống. Tiến hành đặt một ống nhựa vào bình chứa và mở van xả để dầu cũ chảy ra. Phương pháp này giảm thiểu tình trạng không khí bị hút ngược vào xi lanh phanh.
- Bước 3: Chèn miếng gỗ để chân phanh không bị bật xa khi áp suất dầu được giải phóng.
- Bước 4: Mở nắp bình chứa dầu phanh, sử dụng ống hút để hút hết lượng dầu cũ ra, đổ dầu mới và đóng chặt nắp bình lại.
- Bước 5: Giữ phanh bằng lực ổn định, siết bu lông van xả rồi nới ¼ vòng để xả hết dầu cũ ra. Sau đó, siết chặt lại bu lông, tháo ống nhựa và lắp các núm bọc cao su như ban đầu.
Sau khi hoàn tất các bước thay dầu, chủ xe khởi động máy, nhấn, nhả chân phanh để kiểm tra tính ổn định của hệ thống phanh.
Kết luận
Việc thay dầu phanh ô tô định kỳ không chỉ giúp xe vận hành êm ái mà còn bảo đảm an toàn cho chính bạn và những người tham gia giao thông. Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra hoặc lo ngại về tình trạng dầu phanh, hãy đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra và thay thế đúng lúc. Một bước nhỏ nhưng mang lại sự an toàn lớn khi lưu thông.
Trên đây là bài chia sẻ về bao lâu thì phải thay dầu phanh ô tô? Cách kiểm tra và phân loại dầu phanh ô tô của Cuuhohanoi.vn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn khi biết được cách kiểm tra dầu phanh ô tô và biết được khi nào thì nên thay dầu phanh ô tô.
Nếu bạn cần hỗ trợ cứu hộ xe ô tô bạn có thể gọi đến số Hotline: 0838 079 555 để được tư vấn và hỗ trợ cứu hộ 24/7 nhé
Mọi thông tin góp ý, thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến bài viết hoặc các sản phẩm dịch vụ sửa chữa xe ô tô tận nơi, dịch vụ cứu hộ xe ô tô hay các dịch vụ khác, quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 0838 079 555
- E-mail: cuuhohanoi.vn@gmail.com
- Website: https://cuuhohanoi.vn
- Cơ sở 1: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
- Cơ sở 2: 15 Cầu Bươu, Thanh Trì
- Cơ sở 3: 25 Giải Phóng, Hoàng Mai